Các chương trình phúc lợi của công ty bạn phải giải quyết được khối lượng công việc của nhân viên

Trong hơn hai tháng qua, đã có hơn một vài bài báo nói về tình trạng người lao động bị stress và kiệt sức. Những vấn đề này liên quan đến phúc lợi của nhân viên. Điều này bắt đầu từ một nhóm các nhà phân tích tại Goldman Sachs nói về những khó khăn của họ về điều kiện làm việc, bao gồm cả việc họ làm việc nhiều đến mức còn không có thời gian để tắm. Yeah, bạn đọc đúng rồi đấy. Để tôi chỉ nói về những gì bạn có thể đang nghĩ - đó chỉ là những dạng sai lầm.
Tôi hoàn toàn hiểu rằng có một vài công việc trả lương cao ngất ngưởng và đi kèm với đó là bạn phải từ bỏ cuộc sống cá nhân. Nhưng không có thời gian để tắm thì không và không nên thuộc vào phạm trù này.
Tổ chức Y tế thế giới WHO và Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) gần đây đã công bố một báo cáo về tác động sức khỏe của những cá nhân mà thường làm việc trên 55 giờ mỗi tuần. Báo cáo chỉ ra rằng những người thường xuyên làm việc nhiều giờ dễ bị bệnh tim (17%) và đột quỵ (35%) hơn. Báo cáo ước tính rằng 5% số ca tử vong liên quan đến thay đổi hành vi - như chế độ ăn uống không khoa học, thiếu ngủ, và ít vận động - là do nhu cầu công việc. Tôi không phải bác sĩ nhưng tôi sẽ giả sử logic diễn ra như sau: Thói quen xấu = sức khỏe đi xuống = nguy cơ tử vong.
Một trong số các lý do khiến số giờ chúng ta làm việc thu hút được sự chú ý là ngày càng nhiều người trong chúng ta đang trong tình trạng đó. Báo cáo của WHO và ILO nói rằng 10% dân số thế giới thường xuyên làm việc trong nhiều giờ liên tục. Và tôi chỉ có thể tưởng tượng rằng: con số này đang tăng trưởng với tất cả các báo cáo về các tổ chức đều nói rằng họ không đủ số lượng người lao động để hoàn thành công việc và công việc thì vẫn đang cần hoàn thành. Tổ chức có thể đang thúc đẩy nhân viên nhiều hơn một chút để khiến mọi thứ trở lại như thời điểm trước đại dịch.
Nhưng tôi nghĩ rằng đây là lúc mà tổ chức nên dừng lại một chút và nghĩ về những tác động lâu dài từ những hành động của mình. Tổ chức đang tập trung vào phục hồi kinh tế thì muốn và cần một lực lượng lao động có hiệu suất làm việc cao. Stress có ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc đó. Trong Báo cáo chuyển đổi Lãnh đạo năm 2021 của họ, công ty tư vấn lãnh đạo toàn cầu DDI đề cập đến mức độ stress của lãnh đạo có thể tạo ra ảnh hưởng tiêu cực đến sự tự tin và năng suất của họ. Tôi đã nói rồi và tôi sẽ nói lại điều đó, tôi chưa từng thấy một nhà quản lý căng thẳng ở trong một team bình ổn. Stress có xu hướng ảnh hưởng đến toàn bộ tổ chức.
Giải quyết khối lượng công việc lớn được xem là một phần khi tạo ra phúc lợi cho nhân viên - đó sẽ là lợi ích to lớn nhất mà tổ chức đạt được. Bây giờ, tôi có thể nghe một số nhà quản lý cấp cao bảo rằng, "Tôi không muốn bắt nhân viên làm việc quá sức. Nhưng điều đó là không thể. Chúng tôi cần nhân viên làm thêm giờ.Chúng tôi có lệnh phải ra ngoài." Tôi đã nghe thấy những điều đó. Đó là lý do tại sao tôi muốn khuyên bạn nên để nhân viên có quyền kiểm soát khối lượng công việc của họ. Người quản lý có thể làm được điều đó.
Để nhân viên chọn ngày họ muốn làm thêm giờ, và số giờ họ muốn làm. Thậm chí là cả địa điểm mà họ muốn làm thêm giờ. Điều đó không thay đổi được sự thật rằng nhân viên của bạn đang phải làm việc nhiều hơn. Nhưng khi họ được làm theo ý mình, điều đó sẽ tạo ra nhiều sự khác biệt. Mỗi nhiên viên đều có mối ưu tiên của riêng họ. Nhiều nhân viên có thể làm thêm giờ nếu mối ưu tiên của họ được đáp ứng.
Sau đó, khi các cấp độ nhân viên dễ quản lý hơn, tổ chức cần thực hiện đúng lời hứa của mình đó là cho nhân viên ngày nghỉ. Nhiều lần, các công ty hứa rằng: "Mọi thứ sẽ thay đổi" khi các cấp độ nhân sự bình thường trở lại, nhưng sau đó họ không thực hiện. Nhân viên sẽ luôn ghi nhớ khi tổ chức không thực hiện lời hứa của họ. Và hơn bao giờ hết, khi con số nhân viên nộp đơn xin nghỉ việc ngày càng tăng, công ty cần thật lòng chứng minh rằng họ xem trọng sức khỏe và phúc lợi dành cho nhân viên.
Phúc lợi của người lao động không phải thứ có-thì-tốt trong chương trình của nhân sự. Đó là mệnh lệnh khi kinh doanh. Và nếu doanh nghiệp muốn duy trì hiệu suất cao để duy trì tình cạnh tranh, họ cần phải chú ý đến sức khỏe của nhân viên. Điều đó bao gồm việc giao cho họ một khối lượng công việc không bị quá tải và có thể quản lý được.
Nguồn: https://www.hrbartender.com/2021/leadership-and-management/wellbeing-employee-workloads/