Chìa khóa giúp tuyển dụng thành công: Để ứng viên tự xếp lịch phỏng vấn!

Chìa khóa giúp tuyển dụng thành công: Để ứng viên tự xếp lịch phỏng vấn!

(Lời tác giả: Bài báo được tài trợ bởi our friends at Cronofy, một nhà sáng tạo toàn cầu trong kinh doanh phần mềm sắp xếp lịch trình. Phần mềm cung cấp dịch vụ giúp đưa ra lịch phỏng vấn tối ưu nhất. Mong bạn sẽ yêu thích!)

Độc giả thường xuyên của HR Bartender đều biết rằng tôi đã làm việc ở một hãng hàng không. Và một trong những nhiệm vụ của tôi là tuyển dụng. Và tôi thấy một bài báo gần đây thật thú vị với nội dung: Delta Airlines đã phải hủy 100 chuyến bay bởi vì xung đột với nhân viên.

Điều đó khiến tôi nhớ lại lời khuyên cách đây vài năm từ một phó chủ tịch khi tôi còn làm tuyển dụng ở hãng hàng không: “chắc chắn không ai muốn trở thành lý do mà máy bay không thể cất cánh.” Tổ chức dựa hoàn toàn vào việc tuyển dụng nhân sự bởi vì họ cần nhân sự phục vụ cho sản phẩm và dịch vụ. Đây là sự liên quan trực tiếp giữa việc bố trí nhân viên phù hợp với kết quả kinh doanh cuối cùng.

Và để làm rõ điều đó, tình huống của Delta Airlines không phải hiếm gặp. Tôi từng đọc những bài báo về sự thiếu hụt nhân viên ở nhà hàng, bệnh viện, nhà máy,... Tôi chắc chắn rằng bạn cũng thế. Điều đó nhấn mạng một sự thật rằng: tổ chức không thể thờ ơ khi nói đến việc tuyển dụng nhân sự và phục hồi kinh tế. Họ cần phải sắp xếp kế hoạch ngay bây giờ để có thể thu hút nhân tài cho mình.

Điều đó cũng có nghĩa là, tổ chức cần xây dựng một quá trình tuyển dụng để ứng viên muốn vào làm việc. Thị trường lao động luôn thay đổi rất nhanh chóng, công ty cần phải hiểu được những nguyện vọng của người lao động, đặc biệt là những vị trí senior hoặc ở những ngành khan hiếm nhân sự chất lượng cao,

Ứng viên mong muốn điều gì?

Những người bạn của tôi ở Cronofy gần đây đã công bố Khảo sát về mong muốn của ứng viên năm 2021 và tôi thấy kết quả thực sự hấp dẫn. Khoảng 50% ứng viên trả lời rằng khả năng đáp ứng nhanh chính là ưu tiên số một trong việc tuyển dụng. Và điều này không làm cho tôi ngạc nhiên.

Tôi đã nhắc trước đó rằng nhiều comment từ độc giả đề cập đến vấn đề đáp ứng nhanh của nhà tuyển dụng. cụ thể, người tuyển dụng đó không hề theo sát ứng viên. Đó là sự thiếu sót - đặc biệt là khi nhắc đến sắp xếp lịch trình phỏng vấn - có ảnh hưởng lớn đến thương hiệu và khả năng thu hút nhân tài của công ty. Khảo sát chứng minh điều đó bằng cách chia sẻ rằng 51% ứng viên đã rời khỏi quy trình tuyển dụng bởi vì họ cảm thấy khó chịu khi bỏ quá nhiều thời gian để sắp xếp phỏng vấn.

Một vài độc giả có thể tự hỏi: “Okay, vậy ứng viên thật sự mong muốn điều gì? Đâu là thời gian phản hồi hợp lý?” Đó là câu hỏi chuẩn xác. Dựa theo khảo sát từ cronofy, 40% ứng viên mong muốn khoảng thời gian chờ đợi sẽ nằm trong khoảng 2-6 ngày từ lúc ứng tuyển cho đến khi xếp lịch phỏng vấn. Số khác thì mong muốn sẽ phỏng vấn trong vòng 24 giờ. Thật tốt vì chúng ta đã có số liệu thực tế để có thể phân tích.

Tôi hiểu rằng phòng Nhân sự luôn bận rộn, nhưng đây là số liệu tốt mà bạn có thể chia sẻ trong công ty. có thể trong quá trình họp về chiến lược tuyển dụng, bạn nên dành thời gian để nói về thời gian phản hồi ứng viên. Bạn vẫn còn phải làm nhiều việc của mình. Tuy nhiên, người chịu trách nhiệm tuyển dụng cũng nên thảo luận về nguyên nhân của việc chưa đáp ứng được mong muốn của ứng viên.

Một số liệu khác chỉ ra rằng: Sau một tuần, 35% ứng viên sẽ có ấn tượng xấu về công ty bởi vì đã mất quá nhiều thời gian để set up một buổi phỏng vấn. Sau 2 tuần, 61% ứng viên sẽ từ bỏ công việc họ đã ứng tuyển. Số liệu này được tổng hợp bao gồm cả: độ tuổi, giới tính và vị trí ứng tuyển. Đừng quên case study kinh điển về Virgin Media và một trải nghiệm tồi của ứng viên về công ty sẽ khiến họ tiêu tốn $5M mỗi năm.

Tin tốt là công ty của bạn có thể đặt kỳ vọng của ứng viên vào chính tay họ. công nghệ có thể giúp các nhà tuyển dụng có ít thời gian mang lại những ấn tượng tốt, đại diện cho môi trường làm việc công ty. Một khi lời mời được gửi đi, ứng viên sẽ chọn thời gian phù hợp với họ. Thực tế, điều này cho phép công ty không phải mất công trao đổi qua lại với ứng viên. Quy trình sắp xếp lịch phỏng vấn - điều thường được xem là khó khăn nhất giữa ứng viên và nhà tuyển dụng - sẽ diễn ra nhanh hơn. Việc này làm giảm bớt sự rối loạn, giúp tiết kiệm thời gian.

Quan trọng ở đây là - việc sắp xếp lịch phỏng vấn sẽ ảnh hưởng lớn đến nhận thức của ứng viên về công ty. Nếu bạn làm ổn, nó sẽ hiệu quả và giảm thiểu sự căng thẳng cho tất cả ứng viên. còn nếu không ổn, ứng viên sẽ có cái nhìn tiêu cực về tổ chức cũng như môi trường làm việc.

Hơn 50% ứng viên thích được set up lịch phỏng vấn sử dụng các công nghệ như: email, tin nhắn hoặc mạng xã hội. Trao quyền xếp lịch cho ứng viên sẽ giúp bạn tránh được các tình trạng: ứng viên bùng phỏng vấn, điều mà không một nhà tuyển dụng nào muốn trải nghiệm. Làm gì có ai muốn bị ràng buộc vào những thời điểm không phù hợp với mình. Điều đó không khiến một người cảm thấy mình có giá trị hoặc quan trọng. Đó cũng là một phần của quy trình mà ứng viên không cần phải biết - thử thách kết hợp lịch trình của 2 hay nhiều người phỏng vấn thường được chuyển tiếp qua điện thoại. Điều đó không làm tăng giá trị cho trải nghiệm tuyển dụng. Tất cả chỉ để truyền đạt rằng, những người phỏng vấn thật sự bận rộn, họ có rất nhiều cuộc họp, có thể tuyển dụng không phải điều mà họ ưu tiên. Quy trình có thể và nên được liền mạch.

Khả năng đáp ứng ứng viên là chìa khóa để tuyển dụng thành công

Tuyển dụng luôn là hot topic - và nó nên thế! Một công ty phải bắt đầu hình thành sự chủ động tiếp cận khi tìm kiếm và sử dụng lao động. có nhiều thứ ảnh hưởng đến việc tuyển dụng hậu đại dịch nhưng nên làm rõ rằng: Khi có nhiều sự cạnh tranh trên thị trường, trải nghiệm tuyển dụng thật sự có tác động lớn, thậm chí hơn bao giờ hết! Người lao động sẽ chỉ nhảy việc khi họ cảm thấy mình nhận được giá trị đủ nhiều, và sự thay đổi diễn ra gần đây có nghĩa là: Đầu tư vào quy trình tuyển dụng là cách để nâng cao thiện cảm cho thương hiệu một cách hiển nhiên. 48% ứng viên sẽ ít có khả năng giới thiệu hoặc tương tác với nhà tuyển dụng hơn trong tương lai nếu có trải nghiệm xếp lịch phỏng vấn không suôn sẻ, tăng lên 64% với các vị trí senior. Điều đó nghĩa rằng bạn phải hiểu ứng viên mong muốn gì và sẽ cảm thấy thất vọng với điều gì. Ứng viên nếu đã cảm thấy khó chịu khi phỏng vấn thì sẽ không muốn làm việc cho công ty đó chút nào nữa.

Nguồn: https://www.hrbartender.com/2021/recruiting/recruitment-responsive-candidate-schedules/