Chương trình công nhận đồng nghiệp đã làm gì để khiến nhân viên cảm thấy công việc trở nên có ý nghĩa?

Chương trình công nhận đồng nghiệp đã làm gì để khiến nhân viên cảm thấy công việc trở nên có ý nghĩa?

Người lao động ngày nay đang khao khát những công việc mà không chỉ có mức lương ổn định và phúc lợi đáng tin mà còn mang lại cảm giác hoàn thành lợi ích cá nhân lâu dài. Họ muốn thứ còn hơn-cả-một-công-việc, điều đó nghĩa là công ty nếu muốn thu hút nhiều nhân tài chắc chắn phải chuẩn bị cả những chiến lược để hỗ trợ những trải nghiệm của nhân viên. Một chiến lược ghi nhận nhân viên được chứng minh là hoàn thành chính xác điều đó: chương trình công nhận đồng nghiệp.

Chương trình công nhận đồng nghiệp giúp người lao động cảm thấy bản thân có những kết nối cá nhân với đồng nghiệp của mình. Điều đó bao gồm: niềm tin, sự trung thành và tình bạn thân thiết, những thứ khiến họ cảm thấy giống như là thành viên trong một team chứ không phải là những mắt xích trong một chiếc máy. Khi người lao động cảm thấy được cổ vũ bởi đồng nghiệp, nhiều khả năng họ sẽ thể hiện ý thức làm chủ trong vai trò của mình và theo đuổi các cơ hội phát triển. Tất cả những lợi ích này liên quan tới mối quan hệ đồng nghiệp và cuối cùng góp phần tạo nên một công việc có ý nghĩa.

Một công việc có ý nghĩa là ưu tiên hàng đầu hiện nay của những người giỏi, và chương trình công nhận đồng nghiệp là một trong những cách tốt nhất để cổ vũ điều đó.

Đôi khi, mối quan hệ làm việc tại nơi công sở xuất hiện một cách tự nhiên. Mối quan hệ đồng nghiệp xảy ra dựa trên lợi ích chung và xây dựng mối quan hệ đối tác, cố vấn hoặc tình bạn từ đó. Nhưng bởi sự ảnh hưởng của mối quan hệ đồng nghiệp mang nhiều ý nghĩa, không nên để liên kết này lãng phí. Như bất cứ điều gì ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh, các nhà lãnh đạo nên lập kế hoạch hỗ trợ những mối liên kết đồng nghiệp này một cách có hệ thống. Hãy cùng khám phá lý do và cách các chương trình công nhận đồng nghiệp có thể thực hiện được điều đó.

Tầm quan trọng của công việc có ý nghĩa

Trước khi chúng ta phân tích cụ thể về những ảnh hưởng của việc công nhận đồng nghiệp, hãy củng cố một số lý do tại sao việc này lại quan trọng để khiến công việc trở nên ý nghĩa. Dưới đây là một vài lý do khiến nhà tuyển dụng nỗ lực hỗ trợ công việc có ý nghĩa sẽ có lợi thế hơn so với những người không làm điều đó.

1. Công việc có ý nghĩa là điều người lao động nào cũng khao khát:

Trên thực tế, một nghiên cứu đã chỉ ra rằng 9/10 đáp viên cho rằng điều này là rất quan trọng, họ có thể hi sinh một phần lương để có cơ hội làm việc đó. Nhà tuyển dụng nếu đáp ứng được khao khát này có thể thu hút được rất nhiều người giỏi và dễ dàng giữ chân họ.

2. Có nhiều chỗ để cải thiện khi nói đến việc làm cho công việc có ý nghĩa

Một nhân viên báo cáo rằng công việc của họ có ý nghĩa bằng một nửa so với mức có thể. Điều đó có nghĩa là một vấn đề lớn cần được giải quyết, những cũng có khả năng tạo ra tác động lớn với một giải pháp hiệu quả.

3. Làm công việc có ý nghĩa là lợi ích tốt nhất của doanh nghiệp

Bên cạnh sự thật hiển nhiên rằng người lao động cảm thấy đầy đủ sẽ hài lòng hơn trong vai trò của họ, có nhiều kết quả tích cực khác liên quan đến công việc có ý nghĩa. Những nhân viên cảm thấy công việc có ý nghĩa có xu hướng làm việc nhiều giờ hơn, đạt được nhiều chức danh cao cấp hơn và có báo cáo mức độ hài lòng trong công việc cao hơn.

Rõ ràng, khiến công việc có ý nghĩa là vấn đề đòi hỏi sự chú ý của leader nếu muốn team của mình phát triển. Và với quan điểm đó, chúng ta sẽ đi tới chương tiếp theo để làm rõ xem chương trình công nhận đồng nghiệp hỗ trợ việc thực hiện công việc như thế nào: Điều gì khiến công việc có ý nghĩa.

Điều gì khiến công việc có ý nghĩa?

Mọi người đều có những niềm đam mê, kinh nghiệm và mục tiêu sự nghiệp khác nhau - do đó, làm thế nào để có thể tiếp cận một cách có thể mở rộng để khiến công việc có ý nghĩa? Thật kinh ngạc, có một vài yếu tố chung mà nghiên cứu đã chỉ ra đó là chìa khóa khiến công việc có ý nghĩa, bất kể những sở thích cá nhân.

1. Kiểm soát công việc

Khi nhân viên thực sự làm chủ vị trí của họ, họ sẽ cảm thấy được trao quyền để tạo ra sự ảnh hưởng. Ý thức về quyền sở hữu này là một trong những yếu tố quan trọng để khiến công việc có ý nghĩa: chúng khiến con người cảm thấy công việc là của họ, thì điều đó còn có ý nghĩa hơn thế nữa.

2. Nhận những phản hồi bổ ích

Để người lao động biết rằng họ đang lao động như thế nào, họ xuất sắc như thế nào và đâu là lĩnh vực cần cải thiện cũng là chìa khóa để khiến công việc có ý nghĩa. Nó chuyển đổi vai trò của một người từ tĩnh thành một hành trình tiếp diễn. Điều này làm cho công việc hấp dẫn và ý nghĩa hơn.

3. Biết được công việc của mình phục vụ mục đích cao hơn

cuối cùng, người lao động muốn cảm thấy như mình đang đóng góp vào một thứ gì đó vĩ đại hơn chính họ thông qua sự nghiệp của mình. Đó có thể là sứ mệnh to lớn của công ty, sự thay đổi tích cực trong cộng đồng hoặc một sáng kiến liên quan đến tiến bộ chung. Điều quan trọng là người lao động cần phải biết sự đóng góp của cá nhân họ góp phần tạo nên những mục tiêu lớn của tổ chức, điều mà sự công nhận đồng nghiệp sẽ giúp bạn làm rõ.

Điều thú vị là 3 yếu tố quan trọng giúp công việc có ý nghĩa phù hợp với một trong những thuyết được công nhận rộng rãi về động lực con người, được trình bày bởi chuyên gia tạo động lực Daniel Pink trong cuốn Pink của ông. Theo Pink, động lực nội tại phụ thuộc vào cảm giác tự chủ (còn được gọi là quyền kiểm soát công việc), theo đuổi quyền làm chủ (còn được gọi là phản hồi định kỳ và sự phát triển sau đó) và ý thức mục đích lớn hơn bản thân (còn được gọi là mục đích cao hơn).

Sự tương đồng này dường như không phải sự trùng hợp ngẫu nhiên. Nó có thể mang ý nghĩa tạo động lực thúc đẩy? Ít nhất, các yếu tố giống nhau góp phần vào cả hai và các nhà lãnh đạo thành công sẽ phải được trang bị chiến lược để hỗ trợ một cách có hệ thống cho từng yếu tố. Đó là nơi xuất hiện sự công nhận đồng nghiệp.

Sự công nhận đồng nghiệp trong thực tế

Chương trình công nhận đồng nghiệp khiến các nhân viên dễ khen ngợi nhau trong công việc. Khi ai đó bắt gặp một người đồng nghiệp làm việc tốt, họ có thể dễ dàng nhận ra người đó thông qua chương trình để biết họ được đánh giá cao như thế nào.

Nhiều chương trình công nhận đồng nghiệp khuyến khích những người tham gia công khai cuộc trao đổi này để những người còn lại trong team cũng có thể được khen ngợi, từ đó tăng tầm ảnh hưởng của nó. Thông thường, công nhận đồng nghiệp công khai được hiển thị trên các nguồn cấp dữ liệu xã hội mà nhân viên có thể truy cập ở các vị trí, phòng ban và các cấp quản lý. Loại nguồn cấp dữ liệu xã hội tập trung này có thể rất quan trọng để hợp nhất một nhóm phân tán.

Một số chương trình công nhận đồng nghiệp cũng hỗ trợ tùy chọn để nhân viên điểm quy đổi khi công nhận. Điều này nghĩa là sự công nhận có chức năng như một thông điệp khen ngợi, nhưng cũng là một phần thưởng hữu hình.

Hầu hết các công ty lớn hơn chọn cách hợp tác với một nhà cung cấp công nhận đồng nghiệp chuyên dụng như Fond để lưu trữ nguồn cấp dữ liệu xã hội, quản lý danh mục phần thưởng và giúp dễ dàng theo dõi sự tham gia và các chỉ số hiệu suất chính khác. Nhưng bất kể chương trình được quản lý như thế nào, sự thể hiện lòng biết ơn thường xuyên khiến sự công nhận đồng nghiệp trở thành một công cụ hỗ trợ công việc có ý nghĩa.

Chương trình công nhận đồng nghiệp giúp hỗ trợ công việc có ý nghĩa như thế nào?

Thật dễ dàng khẳng định rằng chương trình công nhận đồng nghiệp thường khiến công việc trở nên có ý nghĩa hơn, nhưng chính xác như thế nào thì lại chưa được rõ ràng. 3 yếu tố cơ bản của một công việc có ý nghĩa đã trình bày chi tiết ở trên cho chúng ta một khuôn khổ hữu ích để trả lời câu hỏi này.

Hãy bắt đầu với yếu tố đầu tiên: Kiểm soát công việc. Chương trình công nhận đồng nghiệp đã giúp xây dựng quyền tự chủ ở 2 cấp độ. Thứ nhất, những phản hồi tích cực khuyến khích nhân viên phát huy thế mạnh của mình, cho họ sự tự tin cần thiết để làm chủ công việc. Thứ hai, khi ai đó thường xuyên nhận được sự công nhận từ đồng nghiệp, điều đó mang thông điệp rằng những người đó tin tưởng họ sẽ thành công và làm việc một cách tự chủ.

Ví dụ: Siena gần đây đã gia nhập vào công ty với vị trí thiết kế đồ họa. Mặc dù vai trò của cô ấy khá thấp nhưng con mắt nghệ thuật của cô ấy là hoàn hảo, và nhờ đó, những người còn lại trong team hầu như đều dựa vào bản năng thị giác của Siena để hoàn thành công việc chung. Khi đồng nghiệp liên tục công nhận cũng như khen ngợi cô ấy vì những công sức tuyệt vời của mình, Siena bắt đầu có sự tự tin về việc mình cần phải chủ động đảm bảo chất lượng mọi sản phẩm của nhóm. Nếu không có sự công nhận ấy, cô ấy sẽ mất nhiều thời gian hơn để có sự tự tin về khả năng của mình, từ đó lên tiếng để team có thể cải thiện các thiết kế hiện tại.

Tiếp theo, phản hồi. Đây có thể là kết nối dễ dàng nhất có thể tạo ra, vì các chương trình công nhận đồng nghiệp tập trung vào việc cung cấp các phản hồi tích cực. Phản hồi tích cực là cần thiết để khẳng định rằng nhân viên đang phát triển và thành công trong công việc của họ, và nó cũng đặt nền tảng cần thiết để cung cấp cho đối tác của mình: phản hồi mang tính xây dựng. Hai loại phản hồi đều cần thiết cho sự phát triển và nhân viên sẽ dễ tiếp thu phản hồi mang tính xây dựng hơn khi họ cảm thấy bản thân được công nhận những điểm mạnh mình mang lại cho nhóm.

Ví dụ: Sếp của Lance đã đưa ra những phản hồi cứng rắn về những sơ suất định kỳ trong công việc nghiên cứu định kỳ của Lance. Thật may là tuần trước, Lance đã nhận được sự công nhận từ 3 đồng nghiệp khác nhau, họ khen ngợi khả năng viết lách của anh ấy. Mặc dù sự phê bình về công việc phân tích của Lance rất khó nghe, nhưng điều đó được bù đắp bởi anh ấy đã tìm thấy điểm mạnh khác của mình. Nền tảng này cho phép Lance xem những phản hồi mang tính xây dựng như một cơ hội để phát triển hơn là một cuộc tấn công cá nhân.

Yếu tố thứ 3 của động lực: Biết được rằng việc mình đang làm phục vụ một mục đích cao hơn. Chương trình công nhận đồng nghiệp là một công cụ mạnh mẽ để hỗ trợ điều này, nhưng leader cần phải suy nghĩ thấu đáo, có chủ đích để đạt kết quả tốt nhất. Nếu chỉ cho nhân viên biết họ đã hoàn thành tốt trong dự án của mình là chưa đủ. Bất kể ai viết công nhận cần dành thêm thời gian để trình bày rõ không chỉ những gì người nhận đã đóng góp trong dự án mà còn làm thế nào để liên kết dự án thành một bức tranh toàn cảnh hơn. Nếu bạn làm điều đó tốt, nhân viên sẽ bắt đầu hiểu cách mà những đóng góp của cá nhân họ mang lại mục đích lớn lao hơn.

Ví dụ: Blake dành 3 tuần, một cách tỉ mỉ họ đã tạo ra bản thuyết trình chiêu bán hàng mới dành cho team Sale. Khi họ đưa ra nhận xét, Blake tự hào về công trình của họ - đó là một bài thuyết trình tốt và đã vượt ra khỏi những gì được yêu cầu. Nhưng phải đến khi đồng đội của Blake nhận ra thì họ mới kết nối rằng bài thuyết trình này sẽ giúp team chiến thắng ở thị trường mới, điều này mở rộng khả năng cạnh tranh và tạo ảnh hưởng của cả công ty. Nếu không có sự công nhận này, Blake sẽ chỉ nghĩ đây đơn giản là một bài thuyết trình hay. Sự công nhận đồng nghiệp làm cho điều đó có ý nghĩa hơn.

Bằng cách cung cấp 3 yếu tố quan trọng của động lực, công nhận đồng nghiệp tạo ra ảnh hưởng có hệ thống đến khả năng người lao động tìm ra ý nghĩa trong công việc. Nó biến thách thức trong việc hỗ trợ công việc có ý nghĩa từ một mục tiêu trừu tượng thành một thứ cụ thể có thể lên kế hoạch và hiện thực hóa.

Tìm kiếm ý nghĩa của công việc thông qua các mối quan hệ tại nơi công sở

Sau tất cả những gì chúng ta đã thảo luận, chương trình công nhận đồng nghiệp đi kèm với một phần bổ sung lớn: chúng có xu hướng khơi dậy mối quan hệ thực sự giữa những người đồng nghiệp.

Khi nhân viên thường xuyên tham gia vào những cuộc trao đổi xã hội tích cực, và đặc biệt là khi những cuộc trao đổi đó tập trung vào lòng biết ơn - thì điều tự nhiên là các đồng nghiệp sẽ nảy sinh mối quan hệ bền chặt dựa trên sự đánh giá cao lẫn nhau. Thông thường, các kết nối được xây dựng bởi sự công nhận của đồng nghiệp có thể phát triển thành mối quan hệ đối tác, cố vấn hoặc tình bạn.

Một môi trường nơi mà những người đồng nghiệp cảm thấy được kết nối thực sự và được hỗ trợ lẫn nhau hơn cả một nơi làm việc, điều này cảm giác như là một đội. Điều đó nghĩa là khi người lao động thúc đẩy để đạt được cột mốc quan trọng tiếp theo, dù nó có là gì, họ không chỉ đang làm điều đó cho bản thân, cho công ty - họ làm cho cả những người đồng nghiệp của mình. Và đó là điều làm cho công việc có ý nghĩa nhất.

Nguồn: https://www.fond.co/blog/how-peer-recognition-makes-work-meaningful/