"Girl In Red" thực sự có ý nghĩa như thế nào đối với sức khỏe tinh thần của nhân viên?

"Girl In Red" thực sự có ý nghĩa như thế nào đối với sức khỏe tinh thần của nhân viên?

“Do you listen to the girl in red?”

Đây là một câu hỏi tuyệt vời dành cho bất kỳ ai có công việc là hiểu văn hóa công sở và sức khỏe tâm thần của nhân viên. Đây là câu hỏi trở thành mã hóa dành cho phụ nữ trên mạng xã hội để hỏi nhau xem đối phương có phải đồng tính hay không. Nhưng với người làm nhân sự và những người lãnh đạo tài năng, câu hỏi này mang ý nghĩa vượt ra ngoài phạm vi giới tính.

Hashtag #doyoulistentogirlinred được tạo ra vào tháng 4 năm 2020, cụm từ này bắt nguồn từ sự phổ biến của bài hát Girl in Red, một project âm nhạc của Marie Ulven. Cô là ca sĩ, nhạc sĩ và nhà sản xuất 22 tuổi người Na Uy. Ulvel trở nên nổi tiếng trong khoảng thời gian từ 2018 đến 2019 với những bài hát pop về những mối tình đồng giới và sức khỏe tâm lý (đây chính là sự liên kết với các nhà tuyển dụng ở mọi nơi).

Trong cuộc phỏng vấn gần đây với NPR's Weekend Edition, Ulven đã bàn luận về danh tiếng, tình dục, album mới của cô ấy và cuộc chiến đấu của cô với bệnh tâm thần.

Ulven đặc biệt nói về tình trạng kỳ thị đang tiếp diễn khiến rất nhiều người không thể lên tiếng hoặc tìm kiếm sự hỗ trợ cho những thử thách tâm lý mà họ đang phải trải qua. Thậm chí cả cái tên album mới của cô ấy, "If I could make it go quiet", cũng nói về thử thách mà rất nhiều người đang phải đối mặt: những suy nghĩ không mong muốn đang xâm chiếm mà bản thân thì không thể kiểm soát.

Sự kỳ thị là có thật. Bạn có đang nghe thấy không?

Một bài hát khác trong album của Ulven có tên là "Serotonin" (một chất dẫn truyền thần kinh) thậm chí còn nói trực tiếp hơn về cuộc chiến đấu của cô với căn bệnh tâm thần.

Trò chuyện với người dẫn chương trình NPR, Lulu Garcia-Navarro, Ulven cho biết: "Tôi đã chiến đấu với những suy nghĩ xâm nhập suốt cả cuộc đời và tôi mới chỉ nhắc đến một chút trong bài hát này".

Khi được hỏi bản thân hi vọng con người sẽ loại bỏ được điều gì từ bài hát này và trải nghiệm của cô với căn bệnh tâm thần, Ulven trả lời, "Tôi thật sự hi vọng mọi người sẽ bớt cảm thấy điên cuồng hơn".

"Tôi nghĩ rằng điều quan trọng là chỉ cần nghe được rằng rất nhiều người có những suy nghĩ ấy. Tôi từng sợ hãi về việc nhảy trước đầu tàu hỏa và thật sự sợ hãi khi ở nhà ga xe lửa. Và đã có rất nhiều người nhắn tin cho tôi về điều đó, như kiểu: "Tôi thấy mình trong bài hát này.""

Người nghe bài hát của cô ấy chính là nhân viên của bạn

Nhìn chung, Ulven có lẽ đã lên tiếng thay cho một phần lớn những người làm công ăn lương ngày nay. Ví dụ, một ước tính cho biết hơn 6 triệu người ở Mỹ có thể đã phải trải qua những suy nghĩ xâm nhập, lo lắng. Trong bối cảnh căng thẳng và biến động do covid-19 gây ra và rất nhiều những sự kiện xã hội và chính trị trong năm ngoái, số lượng nhân viên ngày càng tăng là:

  • Thúc giục doanh nghiệp chủ động và cung cấp các chương trình và công cụ phòng ngừa để họ cải thiện sức khỏe tâm thần của mình.
  • Ngày càng nhiều người nói rằng họ muốn làm việc ở công ty có văn hóa quan tâm đến toàn bộ nhân viên - bảo gồm các khía cạnh thể chất, xã hội và tâm thần.

Thậm chí là vào 2019, trước khi xảy ra đại dịch, một nghiên cứu điều tra thái độ của nhân viên đã chỉ ra rằng:

  • 86% người tham gia khảo sát nghĩ rằng văn hóa công ty nên hỗ trợ sức khỏe tâm thần của nhân viên.
  • 75% nhân viên thuộc gen Z (như Ulven, hiện tại đang ở độ tuổi từ 6 đến 24) và một nửa số milennial đã rời bỏ vị trí của mình trong quá khứ vì lý do sức khỏe tâm thần (tình nguyện và không tình nguyện), so với tổng số 34% người được hỏi.

Không may mắn, nhiều nhà tuyển dụng chưa nhận được thông điệp này. Một nghiên cứu gần đây của Unmind và Welcoa cho biết:

  • chỉ 1/3 số lượng nhà tuyển dụng cảm thấy họ cần phải có sự thấu hiểu sâu sắc tới sức khỏe tinh thần và hạnh phúc của nhân viên.
  • chỉ 64% số lượng nhà tuyển dụng có chiến lược để quản lý sức khỏe tinh thần và hạnh phúc của nhân viên.

Ánh sáng cuối đường hầm: chuyến tàu chăm sóc sức khỏe cho nhân viên đang hướng về phía bạn

Vâng, người Mỹ đang bắt đầu quay trở lại văn phòng, quay trở lại với nhịp sống uống rượu sau giờ làm và ăn trưa cùng nhau tại các nhà hàng gần đó. Nhưng sự bùng phát của covid-19 sẽ có nguy cơ bùng phát ở nơi làm việc trong một thời gian dài. Với suy nghĩ này, một năm sống trong sự sợ hãi, cách ly và sự buồn bã có thể đã ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của người lao động.

Vaile Wright, giám đốc cấp cao về đổi mới chăm sóc cấp cao tại Hiệp hội Tâm lý Hoa Kỳ (APA), người giám sát cuộc khảo sát về căng thẳng ở Mỹ, cho biết: "chúng tôi đang thấy một số con số đáng báo động". "Thể chất và tâm trí của con người không hoàn toàn ở vị trí phù hợp như những năm trước đây".

Đồng thời, hầu hết người lao động đều e ngại khi phải nói về tình trạng bản thân bị căng thẳng và có thể bị kiệt sức. Theo một khảo sát gần đây của Joblist, gần 48% nhân viên lo sợ những hậu quả tiêu cực. Cụ thể, họ lo ngại rằng họ có thể bị từ chối tăng lương hoặc thăng chức nếu họ nói về căng thẳng trong công việc.

Bạn có thể làm gì? Về cơ bản, Unmind lập luận rằng câu trả lời nằm ở việc nắm bắt được tầm nhìn mới về sức khỏe tâm thần nơi công sở. Bước đầu tiên là hiểu được 4 yếu tố nền tảng cần thiết để giúp thể hiện cách tiếp cận chủ động, dựa trên phòng ngừa đối với sức khỏe tâm lý của nhân viên.

4 ý cơ bản bao gồm:

  1. Tư duy con người - tư duy tổ chức

Về cơ bản, điều này là ngôi sao phương Bắc dành cho bất kỳ giải pháp sức khỏe tâm thần nào cho nhân viên. Điều này nhằm mục đích nhiều hơn là đáp ứng một phương pháp điều trị cho các vấn đề về sức khỏe tâm thần. Hoặc đơn giản là giảm bớt sự lo lắng, căng thẳng của nhân viên.

2. Không một nhân viên nào bị bỏ lại phía sau

Quá nhiều nền tảng và ứng dụng chăm sóc sức khỏe tinh thần đơn giản là không cho phép người dùng điều hướng tình huống của riêng họ. Với suy nghĩ này, thay vì đưa ra liệu pháp điều trị chỉ cho 1/5 người lao động Mỹ báo cáo có lo ngại về vấn đề sức khỏe tâm thần, giải pháp nên đưa ra chương trình và công cụ cho tất cả mọi người.

3. Trao quyền cho nhân viên và sự thấu hiểu của các nhà lãnh đạo nhân sự - phúc lợi

Một nền tảng sức khỏe tâm thần tối ưu sẽ chỉ thành công nếu đem lại 3 động lực quan trọng cho giá trị  của nó, chúng bao gồm: 1. đo lường kết quả đầu ra, 2. nhiều chương trình và công cụ, 3. khả năng tiếp cận tất cả mọi người. Nó sẽ trao quyền cho nhân viên bằng nhiều công cụ khác nhau. Chúng có thể bao gồm các chương trình tự hướng dẫn, các bài tập luyện mang tính thời điểm, nhật ký hàng ngày và sự tiếp thu lời khen ngợi.

4. Sự tương tác giữa người với người và khoa học vững chắc

Tầm nhìn mới về sức khỏe tâm lý đòi hỏi sự hỗ trợ đúng cách cho bạn và nhân viên của bạn. Khoa học và phần mềm phía sau ngay cả giải pháp được lên kế họach tốt nhất sẽ trở nên vô dụng nếu không có sự hỗ trợ của nhà cung cấp phù hợp.

Với 4 trụ cột để xây dựng, bạn sẽ có một nền tảng sức khỏe tinh thần chủ động tại nơi làm việc. Ngoài ra, bạn cũng sẽ có một đối tác có uy tín và tin cậy giúp mang lại sức khỏe tốt hơn, cải thiện hiệu suất làm việc của nhân viên, làm phong phú văn hóa công ty và tăng sức mạnh thương hiệu.

Thêm vào đó, rất ít nhân viên của bạn sẽ cảm thấy cô độc và bị tước quyền làm việc. Khi bạn tạo ra một khởi đầu mới về sức khỏe tinh thần nơi công sở, bạn sẽ mang đến cho nhân viên những sự tích cực khi họ bước vào thế giới thời hậu đại dịch.

Nguồn